Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Loay hoay giai bai toan dat dich vu

(HNM) - TP Hà Nội đã có chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2012, các địa phương phải hoàn thành việc cân đối, xác định quỹ đất dịch vụ (ĐDV) và kết thúc việc giao đất cho người dân vào tháng 6-2013.


Tuy nhiên, sau hơn 3 năm từ ngày Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, mới có khoảng 1% số hộ trong diện được giao ĐDV, hàng vạn hộ khác vẫn mỏi mắt chờ. Thống kê cho thấy, phần diện tích đang nợ người dân xấp xỉ 1.000ha. Trả nợ thế nào là "bài toán" khó.
Loay hoay giải bài toán đất dịch vụ 
Nhiều hộ nông dân mất đất canh tác nhưng vẫn chưa được đền bù đất dịch vụ.
Ảnh: Khánh Nguyên

Mới chỉ bàn giao được khoảng 1% ĐDV

Thực hiện Nghị định 17/CP và Nghị định 84/CP của Chính phủ, người dân nếu bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp sẽ được giao một suất ĐDV để chuyển đổi nghề nghiệp và ổn định đời sống. Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, sau khi hợp nhất, qua rà soát, tổng số hộ gia đình bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp đủ tiêu chuẩn được giao ĐDV khoảng 62.044 hộ, nhu cầu cần khoảng 1.000ha đất để xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu ĐDV. Đến nay, mới có quận Hà Đông bàn giao được 7,58ha đất cho 1.545 hộ, chưa đạt 1% tổng diện tích phải trả. Ước kinh phí đầu tư hạ tầng cho gần 1.000ha khoảng 100.000 tỷ đồng.

ĐDV ngày càng là vấn đề "nóng" đối với các địa phương, nhất là sau khi TP có văn bản "chốt" thời hạn trả cho dân. Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh, có nhiều nguyên nhân dẫn tới chậm trễ trong việc giao ĐDV. Trong đó có việc khu đất đề xuất xây dựng hạ tầng để giao ĐDV phải đợi quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được phê duyệt. Một số khu phải điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch. Có khu vực vẫn chưa xác định rõ về quy hoạch sử dụng đất vì phải đợi quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết.

Đại diện UBND huyện Hoài Đức giải thích, chậm giao ĐDV vì trước đây TP giao cho xã làm chủ đầu tư, nhưng năng lực của cán bộ quá yếu và nhất là do nguồn vốn đầu tư hạ tầng thiếu trầm trọng. Tổng vốn đầu tư hạ tầng các khu ĐDV trên địa bàn Hoài Đức cần khoảng 3.000 tỷ đồng. Huyện đang đề xuất với TP phương án ứng vốn do ngân sách huyện không đủ.

Ông Lê Văn Thư-Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm thừa nhận đang rất lo lắng về vấn đề ĐDV. Ông băn khoăn, đây là nợ quá hạn nên rất khó nói với dân. Ông đề xuất dù có hay chưa có quy hoạch cũng phải tập trung xử lý dứt điểm để sớm có đất trả cho dân.

Phương án nào trả nợ?

Trong nhiều cuộc họp bàn về ĐDV, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh đều nhấn mạnh: quan điểm chỉ đạo thống nhất của TP là tập trung giải quyết dứt điểm, dành quỹ đất để trả hết cho dân. TP sẽ trả đầy đủ theo đúng các quy định của luật. UBND TP đã ban hành văn bản số 375/TB-UBND, ghi rõ trong 6 tháng đầu năm 2012, các địa phương phải hoàn thiện việc cân đối xác định quỹ đất, địa điểm khu đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật để giao cho các hộ. Việc giao đất (kể cả việc quyết định giao đất trên bản đồ, chưa bàn giao đất trên thực địa) phải xong trước tháng 6-2013. TP sẽ huy động cả từ ngân sách và người dân để làm hạ tầng; trước mắt tập trung vào hệ thống giao thông. Yêu cầu các sở, ngành, huyện, quận ưu tiên dành quỹ đất để giao ĐDV. TP cho phép sử dụng quỹ đất 20% thấp tầng tại các khu đô thị mới, khu tái định cư (sau khi đã cân đối đủ cho nhu cầu tái định cư) để giao ĐDV. Với các dự án đã xây dựng xong hạ tầng, phải khẩn trương công khai danh sách, giải quyết vướng mắc để giao, không để xảy ra ùn tắc hồ sơ do thủ tục hành chính.

Quyết tâm là vậy nhưng phương án trả như thế nào lại đang là "bài toán" cho các cấp chính quyền. Băn khoăn về việc huy động vốn của người dân để làm hạ tầng, đại diện nhiều huyện cho rằng không khả thi vì không phải người dân nào cũng có khả năng về tài chính. Việc sử dụng quỹ đất tái định cư, đất 20% thấp tầng tại các khu đô thị mới để chuyển thành ĐDV cũng không dễ vì từ nhiều năm, qua triển khai giải phóng mặt bằng, các địa phương gặp nhiều khó khăn do thiếu quỹ đất bố trí tái định cư...

Một vấn đề "nóng" khác là tình trạng mua đi bán lại, chuyển nhượng ĐDV (vốn khá phổ biến thời gian qua) có được pháp luật công nhận? Trả lời vấn đề này, Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh cho biết: đối tượng được giao đất là hộ gia đình, cá nhân có tên ghi trên phương án bồi thường, hỗ trợ và là các hộ được giao đất theo Nghị định 64/CP. Điều này có nghĩa, TP không công nhận những giao dịch mua bán giữa các cá nhân đã có trước đây. Những đối tượng đã nhận chuyển nhượng đất dịch vụ từ nông dân sẽ phải chờ tới khi người dân "nắm" đất trong tay rồi mới được phép làm các thủ tục sang nhượng tiếp theo. Ngoài ra, những trường hợp chuyển từ ĐDV sang đất ở theo quy hoạch sẽ phải nộp bổ sung tiền sử dụng đất.
Theo tintuc.xalo.vn

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

MCP Tang von dieu le len 134,36 ty dong

Cụ thể, Công ty dự kiếnphát hành gần 3,1 triệu cổ phiếu để đầu tư cho một số mục đích như: dây chuyền sản xuất hải mảnh đường kính; máy hàn thân lon và máy xếp lon….


MCP sẽ phát hành cho cổ đông hiện hữu với mức giá bằng mệnh giá và phương án phát hành sẽ được trình Đại hội cổ đông thường niên năm 2012 vào ngày 22/4/2012 tới đây.

Ngoài ra, Hội đồng quản trị đề xuất mức cổ tức cho năm 2011 là 22%

HOSE


Theo www.baomoi.com

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Can than keo ngo doc hang xach tay sieu thi

Rất nhiều mặt hàng trong các siêu thị hàng xách tay không hề có hướng dẫn dùng bằng tiếng Việt.

Vì vậy người mua khó lòng biết tên, địa chỉ doanh nghiệp sản xuất có thật không, hàng hoá được bày bán có phải hàng giả, hàng nhái...

Cẩn thận kẻo

Một khách hàng mua sắm trong gian bán hàng Hàn Quốc tại cửa hàng EK mart

Cùng với nhiều cửa hàng chuyên bán trái cây ngoại, nay ở Hà Nội đã bắt đầu mọc lên nhiều siêu thị mini chuyên bán hàng ngoại. Những siêu thị "chuyên hàng Hàn", rồi "hàng Đức", "hàng Thái" mọc lên ngày càng nhiều...

Điều đáng nói, phần lớn hàng trong các siêu thị này là hàng nhập khẩu "xách tay" với đủ chủng loại.

Cái gì cũng có

Tại siêu thị mang tên ""Minimart Thailand" ở 291 Tây Sơn, Hà Nội, anh Hùng (chủ siêu thị) khẳng định tất cả mặt hàng đều được mang về từ Thái Lan và đây là địa chỉ hàng đầu VN chuyên bán hàng Thái.

Cần rà soát

Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội - cảnh báo các siêu thị mini chuyên hàng ngoại không gia nhập hiệp hội, vì vậy khó đảm bảo các siêu thị này chấp hành đúng các quy định và lúc nào cũng giữ uy tín với khách hàng.

Ông Phú đề nghị cần phải rà soát, chấn chỉnh hệ thống cửa hàng mang danh siêu thị. Điều này vừa để bản thân các siêu thị giữ được uy tín, vừa bảo đảm được quyền lợi người tiêu dùng.

Tại đây, dù diện tích chỉ rộng chừng 30m2 nhưng anh Hùng đã dùng cả tầng hai để trưng đủ các sản phẩm đến từ Thái. Từ sữa đậu nành, dầu gội, sữa tắm đến quần áo, bánh kẹo, nước mắm, xì dầu... đều được bày bán.

Một gói lạp xưởng giá 120.000 đồng, bịch sữa đậu nành trên 48.000 đồng... nhưng khách vẫn nườm nượp. Các mặt hàng như gạo, xì dầu, nước mắm... đều được chủ cửa hàng giới thiệu có chất lượng vượt trội.

Đặc điểm chung của các siêu thị hàng ngoại là diện tích nhỏ, chỉ 30-60m2. Tại siêu thị chuyên hàng Hàn Quốc ở số 9 Lý Nam Đế, diện tích cũng chỉ khoảng 50m2 nhưng bày bán rất nhiều chủng loại hàng hoá. Siêu thị này có đủ mặt hàng từ nước giải khát, bia, bánh kẹo đặc sản Hàn, đến cả bỉm, nước lô hội, nước gạo...

Hàng hoá ở siêu thị, theo giới thiệu của người bán, đều được nhập từ Hàn Quốc, "những mặt hàng không có tiếng Việt là hàng xách tay, đảm bảo chất lượng". Các mặt hàng ở các siêu thị Hàn có giá khá đắt so với hàng Việt. Chẳng hạn xúc xích Hàn Quốc loại nhỏ giá 43.000 đồng/gói 5 thanh, trong khi hàng cùng loại sản xuất ở VN chỉ khoảng 20.000 đồng/gói. Nhiều món hàng có mẫu mã đẹp giá lên đến cả triệu đồng.

Theo chị Hoàng Việt Hà - một chủ siêu thị ngoại, đáng lưu ý là khách hàng của các siêu thị này chủ yếu là người Việt. Khi được hỏi "tại sao không mở thêm cửa hàng ở khu đông người nước ngoài", chị Hà khẳng định khách Việt chấp nhận giá cao hơn và thường mua hàng ngoại để làm quà biếu chứ bản thân người nước ngoài thường chọn hàng đồng loại sản xuất ở VN có giá rẻ hơn.

Theo chị Hà, mặt hàng thực phẩm như xúc xích, lạp xưởng, hoa quả, sữa tươi... khi nhập về VN đắt khoảng gấp rưỡi giá ở chính quốc do phải thuê người xách tay theo đường hàng không, trong khi hạn sử dụng chỉ được một thời gian ngắn.

Đáng lưu ý, hầu hết siêu thị mini hàng ngoại đều có doanh số cao và khẳng định đang tính toán mở rộng kinh doanh. Như siêu thị Hàn Quốc vừa mở đến cửa hàng thứ ba tại khu phố cổ.

Coi chừng chất lượng

Tại các siêu thị ngoại mini, khi được hỏi nguồn gốc, xử lý thế nào nếu hàng ngoại không đảm bảo chất lượng, dùng bị ngộ độc, các nhân viên đều trả lời với khẳng định "không có chuyện kém chất lượng", "hàng ngoại mà"...

Rất nhiều mặt hàng trong các siêu thị ngoại không hề có hướng dẫn dùng bằng tiếng Việt. Vì vậy người mua khó lòng biết tên, địa chỉ doanh nghiệp sản xuất có thật không, hàng hoá được bày bán có phải hàng giả, hàng nhái và xuất xứ có đúng như quảng cáo hay không...

Theo một lãnh đạo Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương, các doanh nghiệp có quyền mở siêu thị bán hàng ngoại nhập theo các quy định pháp luật. Tuy nhiên, hàng hoá được nhập về phải đảm bảo có hoá đơn, nêu rõ nguồn gốc xuất xứ, có phần tiếng Việt nêu rõ đặc điểm hàng hoá, thời hạn sử dụng... để đảm bảo khách hàng có lựa chọn đúng.

Theo Tuổi trẻ

Theo tintuc.xalo.vn

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Lai suat ngan hang o chau A se tang tro lai

game angrybirds online | tải office 2010 | tải office 2007 miễn phí | tai phan mem microsoft office 2007 | tải office 2003 | download unikey |

Với những chính sách nới lỏng tiền tệ và tín dụng ở cả 3 khu vực Mỹ, Á, Âu như hiện nay, Ngân hàng HSBC cho rằng dòng vốn sẽ tiếp tục đổ vào châu Á. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo, kể từ nửa cuối của năm nay, châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng có khả năng đối mặt với lạm phát tăng cao ở khu vực.

Lãi suất ngân hàng ở châu Á sẽ tăng trở lại

Lãi suất ngân hàng ở châu Á sẽ tăng trở lại
Giá BĐS ở Trung Quốc đang giảm dần, tuy nhiên điều này là do các chính sách thắt chặt mạnh mẽ của cơ quan chức năng, không phải do các nhà đầu tư xả hàng, theo HSBC

Khối nghiên cứu của HSBC phân tích:

Sau đợt khủng hoảng toàn cầu vào năm ngoái, đầu năm nay, tính thanh khoản trên thị trường đã quay trở lại. Các ngân hàng địa phương bắt đầu cho vay trở lại, việc cắt giảm hoạt động của các ngân hàng châu Âu cũng chậm, và các quỹ đầu tư đang nhanh chóng mua tài sản ở các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, đây chỉ là sự phục hồi tạm thời, và sẽ bị kiềm chế lại bởi một đợt khủng hoảng nữa ở châu Âu hoặc khi giá dầu tăng cao. Những rủi ro quen thuộc vẫn còn hiện diện.

Đầu tiên là bong bóng tài sản. Điều kiện hiện thời là một môi trường rất tiềm năng cho một đợt bong bóng sắp tới.

Trong các năm vừa qua, giá các tài sản đã tăng cao, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản (BĐS).

Ở Trung Quốc hiện giờ, giá BĐS đang giảm dần ở các thành phố, tuy nhiên điều này là do các chính sách thắt chặt mạnh mẽ của cơ quan chức năng, không phải do các nhà đầu tư xả hàng.

Các cơn bong bóng tài sản thường tiến triển theo giai đoạn. Việc khống chế tạm thời, như đã được thực hiện từ giữa năm ngoái, trên thực tế chỉ là điều kiện ban đầu cho quá trình này tiếp diễn.

Tuy nhiên, các đợt bong bóng tài sản thường phát triển trong vài năm, thỉnh thoảng có những đợt trầm lắng. Châu Á có thể đang ở trong giai đoạn như vậy, một đợt đầu cơ nữa có thể sẽ diễn ra sau khi rơi vào tình trạng ảm đạm trong sáu tháng qua.

Rủi ro thứ hai là lạm phát.

Trong những tháng vừa qua, các chỉ số lạm phát đã giảm đáng kể, ngay cả ở Ấn Độ, trung tâm của những áp lực lạm phát khó xử lý nhất. Ở Trung Quốc cũng vậy, mặc dù lạm phát tăng vào tháng 1, các ảnh hưởng cơ bản và giảm nhiệt cầu mua sẽ giúp hạ chỉ số lạm phát hơn nữa.

Tuy nhiên, tất cả những điều này chỉ đơn thuần thể hiện một quá trình bình ổn hoá giá cả theo chu kỳ.

Về mặt cấu trúc, khu vực vẫn đang phải đối mặt với việc trao đổi ngày càng tệ đi giữa lạm phát và tăng trưởng.

Khi dòng tiền dễ dàng đổ vào châu Á như hiện giờ, nhu cầu đầu tư tăng cao, sẽ làm tăng áp lực về giá cả, một cách nhanh chóng và bất ngờ.

Do đó HSBC cho rằng, các thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam, sau khi có được những chính sách nới lỏng, các ngân hàng trung ương sẽ nhanh chóng thay đổi đường hướng, hạn chế việc nới lỏng, và một số ngân hàng trung ương thậm chí sẽ bắt đầu tăng lãi suất trước cuối năm.

Theo tintuc.xalo.vn

Trang bi phu kien doc, sanh dieu cho smartphone

Xem tivi truc tuyen | cong ty seo | game nau an | download speedbit video accelerator | gia lap desmume | download auslogic disk defrag |

Smartphone sẽ càng trở nên thông minh và đặc biệt hơn khi người dùng biết cách kết hợp chúng với các phụ kiện độc đáo trên thị trường.
Dưới đây là một số phụ kiện đặc biệt hữu ích sẽ khiến cho smartphone của bạn trở nên sành điệu hơn rất nhiều.

Lantronix xPrintServer

Trang bị phụ kiện độc, sành điệu cho smartphone

Nếu bạn sử dụng máy tính bảng iPad hoặc iPhone liên tục nhưng lại không thể in ấn từ các thiết bị iOS. Nhưng với xPrintServer, người dùng có thể  thực hiện điều đó dễ dàng. Kết nối thiết bị này (kích cỡ như smartphone) với mạng qua cáp ethernet. Sau đó, bạn có thể "nhìn thấy" máy in trên mạng và kích hoạt để thiết bị iOS có thể in được.

Lantronix xPrintServer có giá khoảng 150USD.

Chuông báo thức độc đáo không tiếng ồn

Trang bị phụ kiện độc, sành điệu cho smartphone

Sử dụng iPhone, iPad hay iPod Touch với ứng dụng Lark và dây đeo Bluetooth ở cổ tay có thể đánh thức người dùng một cách lặng lẽ. Bộ cảm biến trên dây đeo ở cổ tay phân tích giấc ngủ để có thể đánh thức người dùng một cách lặng lẽ. Hệ thống Lark sẽ là lựa chọn tốt nhất nếu bạn không muốn nghe tiếng chuông báo thức inh tai cũng như không muốn đánh thức những người xung quanh.

Toàn bộ thiết bị này có giá 99USD.

Vuzix Wrap 920

Trang bị phụ kiện độc, sành điệu cho smartphone

Hãng Vuzix đã trình làng kính đeo mắt mang mã Wrap 920, có khả năng kết nối với nhiều các thiết bị số để xuất ra các hình ảnh 2D hoặc 3D có kích thước khoảng 67 inch ở khoảng cách 3 mét. Chiếc kính đặc biệt này thích hợp cho những người hay đi du lịch và thích xem phim một mình trên những thiết bị di động như iPod, iPhone... mà không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.

Thiết bị có khả năng tương thích rộng với các nguồn video NTSC hoặc PAL trên các thiết bị có cổng HDMI, Video-Out và đầu composite, iPod, iPhone, đầu DVD, điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim, máy vi tính, laptop có cổng VGA, đầu thu set-top box, máy chơi game cầm tay và các đầu Blu-ray. Hình ảnh sẽ được hiện ra ngay trước mặt người đeo kính thông qua hai màn hình LCD với độ phân giải lên đến 16 triệu màu.

Sản phẩm sử dụng đôi pin AA cho phép người dùng sử dụng liên tục trong 3 tiếng đồng hồ. Vuzix còn bao gồm cả tai nghe loại bỏ tiếng ồn. Vuzix Wrap 920 có giá khoảng 250USD.

GelaSkins

Trang bị phụ kiện độc, sành điệu cho smartphone

Làm thế nào để giữ smartphone, máy tính bảng hay Xbox luôn mới khỏi bị xước? Tốt nhất người dùng sử dụng vỏ GelaSkin. Chiếc vỏ này phù hợp với hơn 100 thiết bị điện tử phổ biến hiện nay, gồm điện thoại và máy tính bảng Android, điện thoại và máy tính bảng iOS, laptop, thiết bị đọc sách điện tử, bộ điều khiển game,…

GelaSkins còn là một tác phẩm nghệ thuật và người dùng còn có cả hình nền điện tử ghép đôi cùng vỏ GelaSkin hoặc tạo một lớp vỏ theo phong cách nghệ thuật của riêng bạn.

GelaSkins có giá khởi điểm khoảng 15USD.

USB Maxell AirStash

Trang bị phụ kiện độc, sành điệu cho smartphone

AirStash là một ổ USB dành cho thiết bị di động (như iPad và thiết bị đọc sách Amazon Kindle Fire) không có cổng USB. Thiết bị này sử dụng Wi-Fi để chuyển các tệp tin không dây đến và đi từ các thiết bị không có cổng USB.

Thậm chí bạn có thể sử dụng chúng để phát video tới nhiều thiết bị cùng một lúc. Nếu thiết bị của bạn có cổng USB thì chúng sẽ hoạt động như bất cứ một thiết bị lưu trữ dữ liệu nào khác trên thị trường.

Maxell AirStash Flash Drive có giá 150USB cho phiên bản 8GB và 180USD đối với dung lượng 16GB.

HyperDrive iFlashDrive

Trang bị phụ kiện độc, sành điệu cho smartphone

Đây là một chiếc USB khác dành cho các thiết bị không có cổng USB. HyperDrive iFlashDrive cho phép người dùng dễ dàng chuyển các tệp tin giữa thiết bị của Apple với máy tính. HyperDrive iFlashDrive có dung lượng lưu trữ là 8GB, 16GB hoặc 32GB kèm theo một ứng dụng của Apple.

Người dùng có thể lưu trữ, xem và quản lý các tệp tin, cũng như xoá, di chuyển, sao chép các tài liệu,… iFlashDrive có một cổng USB ở một đầu và đầu kia tương thích với kết nối adapter của thiết bị iOS.

HyperDrive iFlashDrive có giá từ 100-200USD tuỳ theo dung lượng lưu trữ.

Chân đế vững chắc cho iPhone

Trang bị phụ kiện độc, sành điệu cho smartphone

Sản phẩm này có giá khoảng 20USD với đủ màu sắc để người dùng có thể đặt đứng điện thoại trên xe hơi một cách an toàn.

Bộ giữ Smartphone Flygrip

Trang bị phụ kiện độc, sành điệu cho smartphone

Đây là thiết bị có thiết kế gọn dàng được gắn dễ dàng sau lưng của hầu hết smartphone hoặc vỏ điện thoại, cho phép người dùng sử dụng điện thoại một tay dễ dàng.

Flygrip được dính ở mặt sau điện thoại hoặc các vỏ điện thoại. Sau đó người dùng đơn giản chỉ lật Flygrip mở và sử dụng hai ngón tay đặt vào khe Flygrip, ngoài ra chúng còn có tác dụng như một chân đế để giữ điện thoại trong tư thế đứng.

Flygrip có giá khoảng 30USD.

Bộ điều khiển game Bluetooth iControlPad

Trang bị phụ kiện độc, sành điệu cho smartphone

Khi bạn có một chiếc điện thoại iPhone thì không nhất thiết phải mua thêm thiết bị chơi game cầm tay của Sony. Vì bộ điều khiển iControlPad biến smartphone Android và iPhone thành hệ thống chơi game tuyệt vời. iControlPad được trang bị nguồn pin sạc dung lượng lớn và bổ sung nhiều chức năng chơi game hiện đại.

iControlPad có giá khoảng 55USD.

Xem thêm:

người dùng , phụ kiện , smartphone , thiết bị , bluetooth , độc đáo , usb , sành điệu , dung lượng lưu trữ , vỏ điện thoại , báo thức , bộ điều khiển , cổ tay , airstash flash drive , giữ smartphone , hãng vuzix , sách amazon kindle , usb maxell
Theo tintuc.xalo.vn

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Nghỉ trưa dài, học sinh vào… nhà nghỉ

cưới hỏi trọn gói Thái Luân| làng Cầm | Đặng Hà Vân

Nhà nghỉ, công viên, tiệm game bỗng thành địa điểm nghỉ trưa của nhiều học sinh THPT, sau khi thành phố Hà Nội đổi lại giờ học. Các em nghỉ trưa từ khoảng 11h30 và bắt đầu vào học buổi chiều lúc 14h30.
Có 3 tiếng nghỉ trưa, một số học sinh Hà Nội lại nghỉ theo lối... khó ngờ. (Ảnh: Trường Phong)
 
Vào nhà nghỉ, công viên
 
Hơn 11h trưa, trường THPT T.H.Đ (Thanh Xuân, Hà Nội) kết thúc buổi học. Không về nhà như các bạn cùng lớp, hai học sinh (một nam, một nữ) mặc đồng phục, tay trong tay, vai đeo cặp, đi dạo quanh vài con phố gần trường trước ánh mắt dò xét, tò mò của nhiều người, trong đó có không ít bạn cùng trang lứa.
 
Đến chỗ khuất, thấy vắng người qua lại, chàng kéo nàng vào lòng, trao vội nụ hôn… Vòng qua vòng lại các con phố vài lần, chàng dẫn nàng đến trước cửa một nhà nghỉ. Chầm chậm, hai người cùng tiến vào, nhưng đến sát cửa, suy nghĩ thế nào, cô nàng lại kéo bạn trai trở ra.
 
Đã đôi lần cặp học sinh trường THPT T.H.Đ định rẽ vào nhà nghỉ, nhưng lại quay ra. (Ảnh: Trường Phong)
 
Tiếp tục dạo phố, cặp đôi vài lần “dòm ngó” nhà nghỉ, nhưng thấy có người lớn đi qua, họ lại dìu nhau dạo phố tiếp… Lúc sau, chàng dắt nàng vào quán cơm ăn trưa, sau đó lấy xe, chở người yêu đến một quán cà phê ngồi tâm sự. 14h, cặp đôi cùng trở về khu vực trường học.
 
11h, ngoài cổng một trường THPT trên đường Giải Phóng – Hà Nội lác đác vài bậc phụ huynh chờ đón con. Mọi sự chú ý đổ dồn vào một nam thanh niên đầu trần trên xe Wave alpha, đứng đợi từ lâu. Tan trường, rất nhanh, hai cô nàng tóc vàng, môi đỏ, mặc đồng phục nhảy lên kẹp ba với nam thanh niên nọ, phóng như bay về phía Ngọc Hồi (Thanh Trì). Họ rủ thêm hai “chiến hữu tuổi teen”, rồi cùng phóng ngược về phía bến xe Giáp Bát. Đầu trần, nhóm này lạng lách đánh võng, tạt đầu ô tô…
 
Vừa đến bến xe Giáp Bát, cả nhóm quay đầu, lại tiếp tục vừa phóng, vừa lạng lách về khu vực thôn Yên Ngưu (Tam Hiệp, Thanh Trì). Đi qua cổng trường, hai cô nàng còn vênh mặt nhìn chúng bạn với con mắt coi thường. Hai nữ sinh cùng nam thanh niên ghé vào một quán phở, ăn trưa, trước khi “hạ cánh” vào một ngôi nhà ba tầng trong xóm. Ngoài cửa, treo biển “Nhận cầm đồ”, nhưng không thấy hoạt động, cửa đóng im ỉm.
 
 
Gần 14h, hai nữ sinh đi ra, nam thanh niên lúc sáng lại chở hai cô về cổng trường, tất nhiên, cũng với tốc độ chóng mặt.
 
Ngồi tâm sự ở hồ Văn Quán đến sát giờ học, cô gái vội vàng lấy áo đồng phục, yêu cầu bạn trai chở về trường. (Ảnh: Trường Phong)
  
Tại một điểm khác lúc hơn 12 giờ, trời mưa phùn, gió rét. Đôi nam nữ ngồi ôm hôn nhau bên bờ hồ Văn Quán (Hà Đông – Hà Nội). Chiếc xe đạp điện dựng bên cạnh, giỏ xe đựng cặp sách học trò, và áo đồng phục.
 
14h, sắp đến giờ học, nam thanh niên vội vàng nổ máy xe, cô gái lấy đồng phục ra, rồi phóng về trường THPT L.Q.Đ (Hà Đông – Hà Nội). Đến cổng trường, nàng nhảy xuống, khoác vội cái áo đồng phục lên người đi vào trường, chàng quay đầu xe, phóng thẳng, không quên dặn “Vào học đi nhé, tối anh đến đón”. 

Say game, quên cơm

Tan trường, trong khi các bạn về nhà ăn cơm cùng gia đình, nhiều học sinh trường THPT T.H.Đ (cả nam và nữ) vòng qua vài ngõ ngách rồi tạt ngay vào quán Internet gần trường. Càng lúc, học sinh càng kéo vào đông. Không còn máy, nhiều học sinh sẵn sàng đứng chờ, ngồi xem bạn chơi chờ đến lượt. Chat, Audition, Half life, Đế chế, Đột kích, Play station… đủ trò. Chửi bậy, cãi nhau…đủ kiểu.

Nhiều học sinh bỏ cả cơm trưa, lao vào chơi game chờ buổi học chiều. (Ảnh: Trường Phong)
 
Một số nam sinh chậm chân, vì sau khi ăn trưa mới tìm đến quán. Không còn máy, cả nhóm lại lích kích đạp xe ngược lại, vòng qua vài con phố, đến quán net khác, không quên để lại một câu lầm bầm, than đen đủi.
 
13h30, thấy bụng đã réo, một nam sinh trong quán cất giọng hỏi: Có gì ăn được không, mày? Cậu bạn bên cạnh lôi ra hai hộp sữa, bảo: Uống tạm, tí nữa ra ăn sau! Uống xong hai hộp sữa, hai cậu học trò lại dán mắt vào màn hình chơi trò Đế chế.
 
14h20, hàng loạt học sinh chạy khỏi quán net, sà vào quán bún riêu ngoài cổng trường. Ăn vội được nửa bát, thấy bạn gọi điện, cả nhóm chạy vội vào trường. Giờ học buổi chiều bắt đầu.
 
Phụ huynh và thầy cô cùng lo
 
Trao đổi về vấn đề này, thầy Đỗ Đức Hòa – Hiệu trưởng trường THPT Quang Trung (Đống Đa) cho biết, từ ngày đổi giờ học, bản thân các thầy cô cũng rất lo.
 
Bình thường, giờ nghỉ buổi trưa chỉ kéo dài khoảng hơn một tiếng đồng hồ. Em nào nhà gần thì về ăn cơm cùng gia đình, nhà xa thì ăn cơm quán rồi quay trở lại trường học, nghỉ một chút là vừa đủ thời gian. Nhưng theo lịch học mới, khoảng cách giữa hai buổi học sáng và chiều quá lớn. “Chúng tôi rất lo việc một bộ phận học sinh sa ngã vào tệ nạn, đua đòi với bạn bè, nghiện điện tử… – Thầy Hòa nói.
 
Cũng theo thầy Hòa, một số học sinh lợi dụng việc đổi giờ học, nói dối bố mẹ ở trường chờ học buổi chiều rồi đi chơi cùng bạn trai, sa vào yêu đương, bỏ bê học tập…

Việc học sinh có sa ngã hay không vào các trò chơi, yêu đương phần lớn phụ thuộc vào suy nghĩ, hiểu biết của chính các em, chứ không phải do giờ giấc”. - Thầy Trần Anh Tuấn. 

 
Thầy Trần Anh Tuấn - Hiệu trưởng trường THPT Ngọc Hồi (Thanh Trì) cho rằng, thời gian nghỉ giữa hai buổi quá dài phần nào tạo điều kiện để một bộ phận học sinh vốn ham chơi có thêm thời gian chơi bời, lêu lổng. Tuy nhiên, thầy Tuấn cho rằng, việc học sinh có sa ngã vào các trò chơi, yêu đương hay không phần lớn phải phụ thuộc vào suy nghĩ, hiểu biết của chính các em.
 
Thầy Tuấn cho biết thêm, hiện rất băn khoăn trước thông tin nhiều nữ sinh của trường bị thanh niên trong làng trêu chọc, do tan học về muộn, đi qua khu vực đường làng không có đèn.
 
“Ở khu vực ngoại thành, đường sá đi lại khó khăn, nhiều em nhà xa tới 7, 8 km, mà tan học từ 19h thì muộn quá, đi đường không đảm bảo an toàn cho các em. Bây giờ điều chỉnh xuống 18h cũng vẫn muộn. Chúng tôi đang kiến nghị cho những trường như THPT Ngọc Hồi được linh động hơn về mặt giờ giấc” - thầy Tuấn nói.
 

Trao đổi với phóng viên, nhiều bậc phụ huynh vẫn rất lo ngại. Tan trường lúc trời đã tối, lại phải đạp xe, vượt đường dài về nhà. Chị Hằng (Thanh Xuân, Hà Nội) có con gái học trường THPT Quang Trung (Hà Nội) cho biết, đợt này con gái chị nhiều hôm phải học hai buổi sáng, chiều. Chị rất sợ con gái nói dối bố mẹ để đi chơi, tụ tập, bỏ bê học hành. Bởi vậy, dù bận, trưa nào chị cũng đi đón con về cho yên tâm. 

 
Theo Trường Phong

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

“Chuyện tình” giữa người rừng và lúa nước


(Dân trí) - Giữa trùng trùng đá vôi khổng lồ rộng tầm 10.000km2 hoang sơ và kỳ vĩ của Phong Nha - Kẻ Bàng lại có hơn 10ha lúa nước đang trổ mầm xanh. Câu chuyện như cổ tích ấy, bà con người Rục và Bộ đội Biên phòng 585 vẫn thường hay kể.

Chúng tôi lên xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa) - được mệnh danh là "đỉnh trời" của dãy Trường Sơn phía Tây Quảng Bình. Khí trời mùa này vẫn còn se rét, nhưng bụng dạ đồng bào dân tộc Rục, Sách nơi miền sơn cước này đang ấm lắm. Ấm bởi nay họ đã biết dựng nhà kiên cố để ở, biết trồng cây lúa nước để đủ gạo ăn quanh năm…

Hành trình rời hang núi

Cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, ở Quảng Bình xuất hiện lời đồn về "người nguyên thủy" ở vùng núi rừng hoang vu phía Tây tỉnh này. Đó là trong một chuyến tuần tra biên giới, tổ tuần tra biên giới Đồn CAND vũ trang Óc Sách (nay là đồn Bộ đội Biên phòng 585) đã phát hiện một nhóm người mình trần, chân đất, đóng khố bỏ chạy tán loạn khi thấy họ.

Một chuyến "nằm vùng", ăn ngủ với rừng suốt 5 tháng dài đến ngày 12/09/1959, tiểu đội của Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã phát hiện ra tung tích của "người nguyên thủy". Nhưng cứ đến gần là họ cắm cổ chạy vào rừng sâu. Nhưng các chiến sĩ Biên phòng vẫn kiên trì theo dõi. Rồi nhờ sự giúp đỡ của các già làng, trưởng bản của dân tộc Chứt (34 "người nguyên thủy" ấy là đồng bào người Rục, một nhóm nhỏ của dân tộc Chứt), Biên phòng đã tiếp cận được họ trong một hang sâu tối thuộc Phong Nha - Kẻ Bàng.

Và cuộc "ly cốc, hạ sơn" bắt đầu khi lực lượng Biên phòng vận động họ về định cư tại 2 bản Ón và Mò O Ồ  Ồ, xã Thượng Hoá.

Những đứa trẻ ở đồng bào Rục đến trường gieo ước mơ nơi miền sơn cước

Nhưng hành trình ấy đâu dễ đổi thay khi tập quán săn bắt, hái lượm đã ăn sâu tận trong máu thịt của đồng bào. Khoảng những năm 1972 - 1973, Mỹ - ngụy điên cuồng dội bom đạn xuống vùng này để mở rộng chiến tranh. Người Rục lại bị lãng quên. Năm 1989, trận dịch sởi quét qua đã khiến 20 người Rục mất mạng. Quá kinh hãi, những người Rục cuối cùng lại quay về rừng.

Quá nhiều biến cố, không dưới 3 lần người Rục đã bỏ bản làng lên những hang đá sâu, về sống đời nguyên thủy. Nhưng sau mỗi lần như thế, Biên phòng cùng cán bộ xã Thượng Hóa lại theo sau vận động về bản. Để bây giờ, anh cán bộ Tư pháp xã cứ sang sảng: "Người Rục ư? Họ có gần 110 hộ với gần 450 nhân khẩu rồi".

Cuộc "hôn nhân"  giữ lúa nước và "người rừng"

Đưa người rừng về đã khó, làm cho họ no cái bụng để định cư còn khó gấp bội phần. Câu chuyện đưa cây lúa nước lên với đồng bào Rục được ví như là một cuộc hôn nhân đầy phúc hạnh mà Biên phòng là người se duyên.

Trung tá Trịnh Thanh Bình chia sẻ niềm vui được mùa cùng đồng bào Rục (Ảnh: Đồn Biên phòng 585 cung cấp)

"Đưa được bà con về, cũng mừng lắm nhưng phải tính kế lo cho bà con có kinh tế ổn định nữa mới yên lòng. Năm 2009, đơn vị bàn bạc nhiều lần và quyết định trồng thử 2 ha lúa nước để giải quyết lương thực tại chỗ cho bà con. Cuối vụ, lúa thu về rất năng suất. Lại sướng rơn! Thế là năm 2010, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh kiến nghị lên UBND tỉnh thực hiện dự án lúa nước Rục Làn gieo cấy trên 10 ha ruộng" - Trung tá Trịnh Thanh Bình, Đồn trưởng Đồn biên phòng 585, kể.

Nhưng đâu dễ, bà con người Rục vốn chỉ quen với bản năng lấy từ núi rừng để ăn, để sống chứ có ai biết hay nghĩ đến cấy trồng là cái chi? Đưa giống, phân lên, các chiến sĩ đồn 585 lại xắn quần xuống ruộng gieo cấy trước cho bà con thấy để làm theo. Từng chiến sĩ đến bên từng người, từng đám ruộng, nắm tận tay bà con để hướng dẫn từng đường cày, đường cấy.

Sau 2 năm 4 vụ, thành công đã thấy rất rõ ràng. Người Rục ở Thượng Hoá đã thạo lắm cái việc cày ra đường thẳng, cấy cây lúa đẹp, cầm liềm gặt nhanh tay và hạt lúa đã chất đầy bồ.

Người Rục, người Sách đang làm một mâm lễ đạm bạc xin thần núi, thần sông, xin Giàng, xin đất cho đồng bào xuống đồng để đồng bào thôi không còn lo đói

Một trong những người Rục tiên phong tán thành cao việc thực hiện dự án lúa nước Rục Làn là ông Cao Tiến Thuỳnh, giờ gặp chúng tôi cứ chỉ ra cánh đồng mà cười khà khà: "Các cán bộ chừ không lo nữa. Bởi giao ruộng cho bà con, lịch thời vụ, chăm bón, phun thuốc bà con đã quen biết hết". Ông Thuỳnh thật thà cho biết, vụ Đông – Xuân vừa rồi nhà ông đưa về đổ trong bồ gần 1 tấn thóc. Cả bản ni cũng rứa, hết lo đói ăn rồi. Dự án lúa nước Rục Làn đang phục vụ cho 115 hộ tham gia sản xuất. Trước tổ chức sản xuất theo kiểu hợp tác xã, bây giờ chuyển sang việc giao luôn ruộng lúa cho bà con rồi.

"Nếu không có cán bộ Biên phòng thì bà con Rục chắc bây giờ vẫn ở trong hang đá thôi. Làm sao biết nuôi trồng, biết cấy lúa, biết dựng cái nhà để ở được? Đồng bào mình suốt đời không quên ơn" – ông Cao Văn Khoan (56 tuổi), người ở bản Mò O Ồ  Ồ, tâm sự.


Những mầm xanh mơn mỡn sẽ hứa hẹn một mùa vàng bội thu

Đồn trưởng Đồn 585 Trịnh Thanh Bình cho hay: "Sợ mất mùa nhất là vụ Hè – Thu năm 2011 vì lũ lụt xảy ra liên tiếp. Nhưng cuối vụ năng suất lúa vẫn cao, được 4 tấn/ha. Đồn cũng đã tổ chức khảo sát các vùng đất tại xã Hoá Sơn, huyện Minh Hoá để mở rộng phát triển cây lúa nước trong vùng núi đá vôi".


Chiến sĩ đồn Biên phòng 585 cùng bà con đang gieo trồng vụ mới

Nhớ mãi cái hôm xuống đồng gieo cấy. Bí thư chi bộ bản Mò O Ồ Ồ sau thủ tục cúng Giàng, tay nâng chén rượu lên ngang mặt mà khấn: "Hôm ni 16 tháng Giêng, người Rục, người Sách của hai bản Yên Hợp và Mò O Ồ  Ồ làm một mâm lễ đạm bạc xin thần núi, thần sông, xin Giàng, xin đất cho đồng bào xuống đồng, cùng với bộ đội biên phòng Đồn 585 - Cà Xèng làm nên một mùa lúa mới bội thu, để từ đây cánh đồng lúa Rục Làn mãi mãi xanh tươi, để đồng bào thôi không còn lo đói".

Đặng Tài - Nguyễn Tú